Hotline:

0934 671 999

Email:

info@gmail.com
Đẳng sâm: Vì sao được gọi là nhân sâm cho mọi nhà?

Đẳng sâm: Vì sao được gọi là nhân sâm cho mọi nhà?

06-01-2023|admin

Tìm hiểu chung về đẳng sâm

Cây đẳng sâm là một cây thân leo, nhỏ, sống lâu năm. Rễ có hình trụ, dài và đường kính khoảng 1-2cm. Ở Việt Nam đa phần là loài đẳng sâm có lá mọc đối xứng, so le hoặc có khi mọc thành hình vòng. Hoa mọc độc ở kẽ lá, hoa hình chuông, có màu vàng nhạt và thường nở vào tháng 7, tháng 8. Quả nang hình cầu dẹt, trong quả có rất nhiều hạt. Mùa quả đẳng sâm chính là khoảng tháng 9, tháng 10 hằng năm.

Bộ phận dùng của đẳng sâm

Rễ của cây đẳng sâm (hay củ đẳng sâm) là bộ phận thường được dùng làm thuốc. Ở Việt Nam, củ đẳng sâm được thu hoạch vào khoảng tháng 11 đến tháng 5. Khi thu hoạch, chỉ chọn những cây đã mọc từ 3-5 năm trở lên, đào lấy củ, rửa sạch rồi cắt bỏ phần trên cổ rễ và các râu rễ con, đem phơi hoặc sấy (40-50ºC) đến khô.

 

Đẳng sâm có mùi thơm nhẹ đặc trưng, vị hơi ngọt. Loại đẳng sâm khô da màu vàng thịt màu vàng ngà, cắt ngang mặt thấy ốc vân tròn ở giữa, không sâu, không mốc mọt, không lẫn tạp chất mới là đẳng sâm tốt. Loại đẳng sâm nhiều xơ, không ngọt, hậu không nhuận là hàng kém chất lượng.

Có hai loại đẳng sâm:

  • Loại 1: rễ củ to, đường kính lớn hơn 1cm và chiều dài trên 10cm.
  • Loại 2: rễ củ nhỏ, đường kính 0,5-1cm và dài trên 6cm.

Thành phần hóa học trong đảng sâm

Trong thành phần của đẳng sâm có nhiều hoạt chất khác nhau bao gồm: đường, chất béo, sapin, một số alkaloid, vitamin B1, vitamin B2 và chất đạm,…

Tác dụng, công dụng

Tác dụng của đẳng sâm theo y học hiện đại?

Trong nghiên cứu trên động vật, đẳng sâm cho thấy tác dụng tăng cường phát triển nội mạc tử cung và tăng trương lực cổ tử cung, tăng tiết sữa và đồng thời có tác dụng chống viêm.

Đẳng sâm có tác dụng kích thích miễn dịch, bồi bổ cơ thể chống lại mệt mỏi. Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu còn thấy rằng đẳng sâm có tác dụng làm tăng đường huyết, tăng hồng cầu, giảm bạch cầu, giảm huyết áp do giãn mạch ngoại vi. Ngoài ra, còn tăng cường chức năng vỏ thượng thận.

Tác dụng của đẳng sâm theo y học cổ truyền?

Theo y học cổ truyền, đẳng sâm vị ngọt, có tính bình, vào 2 kinh phế và tỳ. Vị thuốc này có tác dụng điều hòa tỳ vị, giúp tiêu hóa, tăng sức lực, tăng bài tiết tân dịch, bồi dưỡng cơ thể, giải khát.

 

Đẳng sâm sở hữu các tác dụng tương tự như nhân sâm lại có giá thành phải chăng. Vì vậy, đẳng sâm còn được gọi là nhân sâm của người nghèo, được dùng thay thế cho nhân sâm trong các trường hợp như suy nhược do khí kém, ăn uống kém, tiêu chảy do tỳ hư, vàng da do huyết hư, tiêu ra máu, rong kinh, trị thiếu máu mạn, gầy yếu, sốt, đổ mồ hôi không kiểm soát, băng huyết, các chứng thai sản.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của đẳng sâm là bao nhiêu?

Liều dùng khuyến cáo là 9-12g sắc uống. Khi dùng đẳng sâm, bạn cần rửa sạch, đồ cho mềm, thái mỏng 1-3mm, tẩm nước gừng (để giảm tính lạnh của đẳng sâm tránh gây phù nề) rồi sao qua.

Đôi lúc, đảng sâm được dùng dưới dạng mễ đảng sâm: cho gạo vào nồi, đun cho nóng, thêm ít nước vào cho đến khi gạo dính vào thành nồi, đợi cho hơi cháy (có khói lên) thì cho đẳng sâm vào sao tới vàng. Lấy ra để nguội rồi dùng.

 

Tags:

Đăng ký trở thành thành viên của DALANI

Liên hệ với chúng tôi

Địa chỉ:

Số nhà 9, Lô A23, Khu đô thị Geleximco A, đường Lê Trọng Tấn, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, Việt Nam

0934 671 999zalo