Hotline:
0934 671 999Email:
info@gmail.com06-01-2023|admin
Đẳng sâm được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới với những tên gọi khác nhau ở từng quốc gia. Ở nước ta, loại dược liệu này còn được gọi là đảng sâm, hồng đẳng sâm,... Còn trong khoa học Codonopsis pilosula là tên gọi của nó và thuộc họ Hoa chuông (Campanulaceae).
Cụ thể, có một số đặc điểm sơ bộ của đẳng sâm như sau:
Thuộc loài cây thân cỏ, dây leo, thường mọc trên các vùng núi cao, ở nơi có bóng râm.
Có thời gian sống tương đối lâu.
Thân cây có thể mọc thành từng cụm vào mùa xuân, bò lan dưới đất hoặc mọc leo lên một vật hay một cây khác.
Lá mọc cách có hình trứng hoặc trứng tròn. Hoa có màu xanh nhạt; còn quả nhỏ có hạt màu nâu, sẽ nứt ra khi chín với mùa quả vào khoảng tháng 9, tháng 10 hằng năm.
Củ màu nâu nhạt, mọc sâu bên dưới lòng đất, nhìn giống như củ nhân sâm, được thu hoạch vào khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 5 và thường được sử dụng làm thuốc.
Sở hữu mùi thơm nhẹ đặc trưng, vị hơi ngọt.
Trong thành phần hóa học của loại thảo mộc được mệnh danh là "nhân sâm" này có chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể. Chúng bao gồm: polyacetylen, phenylpropanoids, alkaloids, glucose, sucrose, choline, scutellarein, sapin,... Cùng với đó, còn có sự hiện diện của tinh dầu, các acid hữu cơ, chất đạm, chất béo, vitamin B1, vitamin B2,...
Liệu bạn đã biết đẳng sâm thật sự có những công dụng nào đối với sức khỏe hay chưa? Để trả lời cho thắc mắc đó chính là các tác dụng có thể đề cập đến như sau:
Nhờ thành phần hóa học giàu các loại dưỡng chất tốt, sử dụng đẳng sâm giúp cơ thể được bổ sung nhiều năng lượng, bồi bổ sức khỏe cũng như hỗ trợ mục tiêu tăng cân.
Cùng với đó, việc thường xuyên sử dụng nó cũng sẽ nâng cao sức đề kháng. Khi đó, hệ miễn dịch sẽ hoạt động tốt hơn giúp chống lại sự tấn công đến từ các tác nhân gây bệnh để đảm bảo sức khỏe.
Sử dụng loại cây dược liệu này cũng góp phần giúp bạn bảo vệ được hệ tuần hoàn của cơ thể trước sự tấn công của các cholesterol xấu. Nhờ vậy giảm đi nguy cơ bị bệnh xơ vữa động mạch hay máu nhiễm mỡ.
Song song với đó, nó cũng hỗ trợ bổ sung hồng cầu trong máu, giúp khí huyết lưu thông và đảm bảo cho cơ thể được khỏe mạnh.
Không những vậy, nó còn sở hữu tác dụng kháng viêm, có khả năng tiêu diệt một số vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, khuẩn đại tràng, trực khuẩn lao,... hỗ trợ cho quá trình hồi phục nhanh hơn của các vết thương.
Đây cũng là một loại dược liệu có tác dụng tốt cho hệ tiêu hoá. Cụ thể, các dưỡng chất có lợi trong nó sẽ giúp hệ tiêu hóa được hỗ trợ tích cực và trở nên khỏe mạnh hơn. Đặc biệt là với các trường hợp có hoạt động tiêu hoá kém, xuất hiện các triệu chứng như chướng bụng, đầy hơi, ăn không tiêu hoặc bị các bệnh lý liên quan như viêm đại tràng, dạ dày, hội chứng ruột kích thích,…
Bên cạnh đó, đẳng sâm còn tốt đối với hệ tim mạch. Theo đó, nó giúp hạ huyết áp, hạn chế nguy cơ bị đột quỵ hay nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, khi đường huyết hạ, sẽ giúp nâng cao đường huyết, giảm thiểu tình trạng choáng váng, ngất xỉu.
Danh mục tin
Đăng ký trở thành thành viên của DALANI
Liên hệ với chúng tôi
Địa chỉ:
Số nhà 9, Lô A23, Khu đô thị Geleximco A, đường Lê Trọng Tấn, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline:
Email: